Lịch Sử Hội T.T.H Việt Nam

 

Hội Thông Thiên Học được dẩn nhập nhờ ông Phạm ngọc Đa ( Bạch Liên) vào năm 1925

Capture

    Tháng 7 năm 1921, Ông từ giả trường Chasseloup- Laubat sau khi đỗ bằng thành chung. Ra đời Ông bắt đầu mộ đạo. Ông tìm đọc các sách giải về Từ điện, Nhân điện, Thần Linh và luôn cả các sách Phật giáo, Thiên Chúa giáo ….nhưng có điều thắc mà Ông không tìm được sách nào giải quyết được 3 câu hỏi: –         Con người là ai? –         xuống cõi trần làm gì? –         Chết rồi sẽ đi về đâu? Hai năm sau, năm 1923, tình cờ Ông giở cuốn mục lục nhà sách Chacornac trang 23 thấy ghi một cuốn nhan đề “ Les Aides Invisible”( Những Vị cứu trợ vô hình) , Ông liền viết thơ mua xem thử…….Sau khi đọc xong quyễn sách Ông cảm thấy làm lạ tự hỏi mình: “Tại sau tôi nhớ mày mạy như đã biết những điều nầy rồi”. Mãi đến tháng 9 năm 1924, Ông mới viết thư cho ông Tổng thư ký Hội  Thông Thiên Học tại Pháp. Ông Charles Blech một nhà T.T.H uyên thâm và hy sinh  triệt để. Ngày 21 thánh 11 năm 1924, nhận được thư trả lời, ông liền ghi đơn xin gia nhập hội T.T.H pháp. Văn bằng hội viên của Ông được ký ngày 5 tháng 1 năm 1925. Sau đó Ông liêng tục được Ông Charles Blech gởi những quyển: Dưới Chân Thầy; Sự tiến hoá huyền bí của con người; Đạo lý cổ truyền…  Ông nói: “ Tôi  bắt đầu học lại những điều tôi đã học từ mấy kiếp trước…” Hai năm sau Ông bắt đầu truyền bá giáo lý T.T.H với sự giúp đở thật chân thành vừa vật chất lẫn tinh thần của các hội viên T.T.H từ Pháp sang làm việc tại Việt Nam như: Ông Georges Raimond; Ông Khoa trưởng trường đại học khoa học Monod Herzen, Ông Soubrier, Ông Timmernans…. Năm 1929 Đức Leadbeater ở Java có đến Sài gòn trọ tại nhà Raimond. Năm 1934 Chi bộ Leadbeater được phép hoạt động, Timmernans làm chi trưởng. Ngày 24 tháng 12 năm 1935 Adyar cữ hành lễ kỷ niệm 60 năm thành lập hội rất long trọng, Chi bộ cử bà Nguyễn thị Hai đại diện đi tham dự. Ngày 1 – 3 – 1936 ông Jinarājadāsa qua viếng Việt Nam và ở trọn hai tuần tại Sài Gòn, Ông diễn thuyết hai lần tại Nam Kỳ Khuyến Học Hội (Samipic), lần đầu ngày 4 – 3 ông nói về Phật pháp, lần thứ nhì ngày 14 – 3 ông giải về T.T.H. và tình huynh đệ. Ngày 7 – 3 ông có đi viếng chi bộ Bạc Liêu thành lập 7 – 3 -năm 1936 lấy tên là ‘Le Serviteur’ (Người Phụng Sự), và đọc lại cho thính giả nghe bài Phật pháp của ông đã nói tại Nam Kỳ Khuyến Học Hội. Năm sau 1937, ông đi du lịch Nhật Bản, bận đi và bận về ông đều ghé lại Sài Gòn 4 ngày đặng tiếp xúc với các hội viên. Mỗi đêm ông đều đến hội quán T.T.H. số 48 đường Vassoigne để giảng dạy. –         1948 Gia đình T.T.H. được thành lập. – Năm 1948, chi bộ Leadbeater trở lại hoạt động như xưa nhưng năm 1949 tách ra khỏi hội T.T.H. Pháp và trực thuộc Adyar. Từ 1948 đến 1952 toàn cõi Việt Nam có bẩy chi bộ được thành lập: Chi bộ Việt Nam (là chi bộ Leadbeater đổi tên năm 1950), chi trưởng Phạm Ngọc Đa. Đây là chi bộ đầu tiên và từ năm 1952 ban quản trị của chi bộ đổi làm ban giám đốc của xứ bộ. Chi bộ Kiêm Ái, chi trưởng Phan văn Hiện. Chi bộ Thanh Niên Phụng Sự, chi trưởng  — Chi bộ Dưới Chân Thầy, chi trưởng Nguyễn Minh Tâm Chi bộ Long Xuyên, chi trưởng Phạm Thành Kỉnh. Chi bộ An Giang, chi trưởng Châu văn Đồng Chi bộ Bác Ái ở Tân Châu, chi trưởng Nguyễn văn Lầu. Đủ bẩy chi bộ rồi, bẩy chi trưởng ký tên vào đơn gửi qua Adyar xin thành lập Xứ Bộ Thông Thiên Học Việt Nam. Mặc dầu đã thành lập xứ bộ, hội T.T.H. cũng chưa được hoạt động toàn cõi Việt Nam vì chính quyền chưa chấp thuận điều đó. Nhờ ông Nguyễn văn Lượng nói với ông De Berval chủ nhiệm một tờ báo Pháp can thiệp với chính phủ cho nên hội T.T.H. mới được phép truyền bá giáo lý khắp Trung Nam Bắc. Phải nói rằng hai ông bà Nguyễn văn Lượng có công rất lớn trong việc thành lập hội T.T.H.V.N.  Ông bà hiến cho hội miếng đất và số tiền lớn để cất nhà hội năm 1951. –         Hội quán ở địa điểm số 466 đại lộ Võ Di Nguy, Phú Nhuận, Sài Gòn. Cơ sở được xây cất theo đồ án của kiến trúc sư Nguyễn Mạnh Bảo, nhân viên ban giám đốc. Đồ án được hoạch định tỉ mỉ, căn cứ trên số 7 huyền bí do ông cũng là một học giả uyên thâm về kinh Dịch của Phục Hy. Vì vậy mà ông đã theo dõi công cuộc thể hiện từ giai đoạn một. Hội quán gồm có nhà giảng có thể tiếp được 400 người, thư viện, thiền đường. Từ Adyar, bà Rukmini Devi Arundale long trọng đến khánh thành vào ngày lễ Phục Sinh 1952. Bài diễn thuyết đầy ý nghĩa thâm sâu của bà được dịch liền sang Pháp ngữ do giáo sư Marcault, cựu hội trưởng  hội Thông Thiên Học Pháp, và sang Việt ngữ do y sĩ Nguyễn văn Ba trong ban giám đốc. Ngày 18 – 10 -1952 Chính phủ V.N. cho phép Hội T.T.H. được hoạt động khắp trong nước do nghị định số 46 MI DAP. Ngày 25 – 12 – 1952, Hội T.T.H.V.N. trở thành xứ bộ thứ 50 của hội chánh tại Adyar. Hội có 7 chi bộ với 160 hội viên. Ngày 10 – 10 – 1953 có sự khánh thành Viện Mồ Côi của ông bà Nguyễn văn Lượng, xây cất phía sau hội quán. Trên phương diện ủng hộ thì có ông Mai Thọ Truyền, hội trưởng Hội Phật Học Nam Việt. Trên phương diện y tế, Viện được liên tục chăm nom bởi các y sĩ Cao văn Trí, Võ Đình Dần, Huỳnh Công Chiêu, Nguyễn văn Luông, Hà Tố Thuận. Bà Nguyễn văn Lượng nhũ danh Hồ thị Có, đảm nhiệm chức vụ Viện trưởng. Cô nhi viện chỉ nhận nuôi những cô nhi nhà nghèo từ sơ sinh đến 2 tuổi; sau đó cô nhi hoặc được người từ tâm lãnh làm con nuôi, hoặc là được giao lại cho Cô Nhi Viện quốc gia. Viện chăm nuôi 30 cô nhi năm 1954. co nhi vien

Ông Subramaniam có đến thăm viếng, khen ngợi chi bộ Châu Đốc. Ông cũng đi thăm hội viên chi bộ Long Xuyên lúc tháng 8 năm 1956. Cũng như những chi bộ còn lại ở tỉnh, không có những sinh hoạt đều đặn hay chỉ ít oi nên hội viên ở xa trụ sở chi bộ được khuyên học tập ở nhà. Cô Nhi viện ở Phú Nhuận phát triển, có được 35 giường dành cho cô nhi. Đó là nhờ sự tận tâm của những người phục vụ cô nhi và cũng do sự ủng hộ tài chánh của những hội viên hảo tâm và trợ cấp xã hội của chính phủ. Đại diện của Phong trào Theosophia là Đức N. Sri Ram viếng Việt Nam lần đầu tiên ngày 2 – 3 – 1955. Ngài truyền lại cho Hội ân huệ thiêng liêng từ chiếc nhẫn Sat Chân Lý của bà Blavatsky mà Ngài đang đeo nơi tay mặt. Trong những buổi diễn thuyết, vị hội trưởng The Theosophical Society được các đại diện tôn giáo và hội viên hoan hô nhiệt liệt. Kế tiếp ngày 31 – 7 – 1956, ông Subramaniam cũng từ Adyar sang thăm viếng hội. Ông liền khuyến khích sự thành lập chi bộ Sài Gòn và chi bộ Leadbeater ở Phú Nhuận. Ông diễn thuyết tại hội quán, Vĩnh Long, Long Xuyên. Đặc biệt tại Châu Đốc, ông thuyết pháp về Phật giáo cho cả 2.000 tín đồ qui tụ tại Bồ Đề Đạo Tràng Bodhi Gaya. Đó là một thành công rực rỡ. Năm 1959, ngoài việc đón tiếp tưng bừng ông Geoffrey Hodson và Miss Sandra Chase, còn có việc bà Nguyễn thị Hai lãnh đạo một phái đoàn đi Sydney. Đó là sự đáp lại lời mời của Miss Helen V. Zahara, hội trưởng hội T.T.H. Úc châu, tổ chức viên hội nghị Indo-Pacific. Nhờ hội nghị này, ban giám đốc của nhiệm kỳ được cơ hội may mắn đón tiếp nhiều học giả nổi tiếng về Thông Thiên Học từ ngoại quốc đến viếng Việt Nam. Trước tiên, trong năm 1964 có Miss Helen Zahara, hội trưởng xứ bộ Úc Châu sang Sài Gòn mang theo tình huynh đệ đại đồng nồng nhiệt đến nỗi hội viên cảm được sự kết hợp với tất cả những xứ bộ quốc tế. Bà có diễn thuyết hai lần và tiếp xúc với nhiều chi bộ tại thủ đô. Nơi nơi ai cũng khen ngợi sự hiểu biết và tánh khả ái của bà.

 ba hai va hoi vien

Bà Nguyễn Thị Hai và anh chị em T.T.H Việt Nam

Capture 

HÓA TRÌNH CỦA HỘI 1952 – 1954 Phạm Ngọc Đa, Hội trưởng

                                                              Hội được 7 chi bộ với 268 hội viên. (Dựa theo những phúc trình 1952 – 1954 của hội trưởng là ông Phạm Ngọc Đa)

1955 – 1957 Phạm Ngọc Đa, Hội trưởng

Hội được 11 chi bộ với 305 hội viên. (Dựa theo những phúc trình 1955 – 1957 của hội trưởng là ông Phạm Ngọc Đa).

1958 – 1966 Nguyễn thị Hai: Hội trưởng

Hội được 16 chi bộ với 732 hội viên. (Dựa theo những  phúc trình 1964 – 1966 của hội trưởng là bà Nguyễn thị Hai).

1967 – 1969 Nhiệm kỳ 1967 – 1969 Lưu thị Dậu, Hội trưởng,

Hội được 13 chi bộ với 784 hội viên. (Dựa theo những  phúc trình 1967 – 1969 của hội trưởng là bà Lưu thị Dậu).

1970 – 1973 Nhiệm kỳ 1970 – 1972 Nguyễn thị Hai, Hội trưởng,

Hội được 18 chi bộ với  1116 hội viên.

(Dựa theo phúc trình 1973 là  phúc trình chót của

bà hội trưởng Nguyễn thị Hai)

Do việc bà hội trưởng Nguyễn thị Hai qua đời trong năm 1973,

 nhiệm kỳ 1974 – 1975 có thành phần ban giám đốc như sau: Lưu thị Dậu, Hội trưởng, Nguyễn văn Huấn, Phó hội trưởng I François Mylne, Phó hội trưởng II

Hội được 19 chi bộ với  1338 hội viên.

(Dựa theo phúc trình 1974 của bà hội trưởng Lưu thị Dậu.)

ba dau

Bà Lưu Thị Dậu.

Cây Bồ Đề do bà Rukmini Devi Arundale đêm từ Ấn Độ trồng tại hội quán T.T.H Việt Nam trong ngày khánh thành hội vào ngày lễ Phục Sinh 1952.

Muốn đọc thêm chi tiếc lịch sử hội xin vào: www.phungsutheosophia.org

Thông Thiên Học Việt Nam hải ngoại:

Nam cali: Chi bộ Phụng sự Chân Lý

Báo T.T.H: Phụng sự theosophia.

Texas: Nhóm Cùng Nhau Học Hỏi.

Washington State: Nhóm học Washington

Washington State: Nhóm học Việt Nam Washington

Face book: Minh Triết Thiêng Liêng